Sự phát triển cảm giác, tri giác
Tri giác có chủ định:
- Phát triển hơn, khối lượng tri giác tăng lên nhiều.
- Phát triển khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp khi tri giác.
- Tri giác có trình tự và toàn diện hơn, phát triển năng lực quan sát ở học sinh: quan sát khá tinh tế những hiện tượng xung quanh, từ sự thay đổi của thiên nhiên cho đến cảm xúc trên gương mặt.
Tri giác không chủ định vẫn phát triển nên dễ bị lôi cuốn bởi ấn tượng bên ngoài, dễ bị hấp dẫn bởi cái mới lạ. Đồ dùng dạy học phù hợp là yếu tố quan trọng để phát triển cảm giác và tri giác cho học sinh.
Sự phát triển trí nhớ
Thay đổi về chất:
- Tăng cường tính chất chủ định, năng lực ghi nhớ có chủ định được tăng lên rõ rệt.
- Cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi nhớ cũng được nâng cao.
- Có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ.
- Có những kỹ năng tổ chức hoạt động tư duy: so sánh, hệ thống hóa, phân loại nhằm ghi nhớ tài liệu.
- Biết sử dụng những phương pháp đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại.
- Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu được ghi nhớ tăng lên.
- Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa.
- Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt hơn.
- Thường phản đối các yêu cầu của giáo viên bắt học thuộc lòng từng câu, từng chữ có khuynh hướng muốn tái hiện bằng lời nói của mình.
Cần:
- Dạy cho học sinh phương pháp ghi nhớ logic: phân loại, tách ý, biết dựa vào điểm tựa, lập dàn bài để ghi nhớ…
- Giải thích rõ sự cần thiết phải ghi nhớ chính xác những định nghĩa, những quy luật: nếu ghi nhớ thiếu một từ nào đó thì ý nghĩa của nó không còn chính xác nữa.
- Rèn luyện cho các em có kỹ năng trình bày chính xác nội dung bài học theo cách diễn đạt của mình.
- Hướng dẫn và lưu ý về sự tái hiện để biết được sự hiệu quả của sự ghi nhớ. (Thường thiếu niên hay sử dụng sự nhận lại).
- Vận dụng cả hai cách ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa một cách hợp lý.
- Hướng dẫn cách thiết lập các mối liên tưởng ngày càng phức tạp hơn, gắn tài liệu mới với tài liệu cũ, giúp cho việc lĩnh hội tri thức có hệ thống hơn, đưa tài liệu cũ vào hệ thống tri thức.
Sự phát triển chú ý
- Diễn ra rất phức tạp, khả năng chú ý tăng lên rõ rệt.
- Chú ý có chủ định phát triển nhưng mặt khác là do các ấn tượng, những rung động mạnh mẽ của lứa tuổi thường dẫn đến sự chú ý không bền vững.
- Sự phát triển chú ý còn phụ thuộc vào tài liệu học tập, tâm trạng, thái độ, hứng thú…
Cần:
- Tổ chức hoạt động học tập sao cho các em ít có thời gian nhàn rỗi,
- Giờ học nên tạo hứng thú để duy trì chú ý lâu hơn, tăng khả năng làm việc…
Sự phát triển tư duy
- Tư duy và tư duy trừu tượng phát triển mạnh
- Tư duy hình tượng – cụ thể vẫn được tiếp tục phát triển, nó vẫn giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc của tư duy.
- Tư duy khái quát, độc lập được phát triển mạnh thông qua: việc phán đoán, chứng minh, lý giải một cách logic chặt chẽ, giải quyết vấn đề của các môn học đặc biệt là môn toán, hình học…
- Tư duy trừu tượng dần chiếm ưu thế, phát triển mạnh mẽ và giữ một vai trò quan trọng trong học tập của các em thông qua các môn học.
- Tư duy phê phán đã phát triển: biết so sánh, đánh giá những thông tin, đánh giá chính người khác dẫn đến các tranh cãi bướng bỉnh… người lớn nên chỉ ra sự vô lý, thiếu căn cứ trong cách lập luận của các em, chỉ cho các em biện pháp, hình thức phát triển tính phê phán của tư duy.
- Tư duy sáng tạo độc lập là một đặc điểm quan trọng của thiếu niên, các em biết tìm ra nhiều cách giải bài tập, có nhiều em thích sáng chế, phát minh…
Cần:
- Thiết kế các phương pháp dạy học kích thích tư duy độc lập sáng tạo.
- Tổ chức giảng dạy để tạo được tình huống khiến học sinh phải độc lập tư duy.
- Phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh trung học cơ sở để làm cơ sở cho việc lĩnh hội khái niệm khoa học trong chương trình học tập.
- Những biện pháp để rèn luyện kỹ năng suy nghĩ có phê phán và độc lập.
Sự phát triển ngôn ngữ
- Vốn từ của học sinh trung học cơ sở được mở rộng cùng với việc mở rộng các khái niệm, đặc biệt là thuật ngữ khoa học.
- Việc học tập môn văn, đặc biệt là văn nghị luận đã giúp cho thiếu niên phát triển ngôn ngữ chính xác, giàu hình tượng. Nhiều học sinh thích sáng tác, làm thơ…
- Ngôn ngữ bên trong của các em được phát triển và được biểu hiện dưới dạng độc thoại vì nhiều khi thiếu niên muốn “lắng xuống” để phân tích thế giới nội tâm của mình.
- Hạn chế ở ngôn ngữ của các em là nhiều em thích sử dụng những từ ngữ sáo rỗng, không khoa học, bắt chước ngôn ngữ người lớn mà không hiểu hết ý nghĩa của chúng.